Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Dấu hiệu biết mình đã nhiễm giun

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay trên thế giới tạm chia ra 3 vùng có mức độ nhiễm giun khác nhau: Dưới 5% dân số nhiễm giun; dưới 50%; và trên 50%. Trong đó, Việt Nam của chúng ta nằm trong nhóm trên 50%, thậm chí có những tỉnh thành, mức độ nhiễm giun lên đến khoảng 70%-80%. 
Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân chúng ta nên tẩy giun từ 2-3 lần/năm. Bạn nên tẩy giun định kỳ cho cả gia đình 2 - 3 lần/năm. Với trẻ em, bạn nên cho bé dùng loại thuốc tẩy giun có mùi vị thơm ngon ngọt như Fugacar loại hương vị dâu, trái cây, sô-cô-la...

Một số dấu hiệu nhiễm giun cơ bản:

- Giun đũa: Biểu hiện đặc trưng là đau bụng quanh rốn, buồn nôn. Nhiễm giun đũa có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn, rối loạn tiêu hóa; ngoài ra còn có thể có những biến chứng cấp do giun đũa: tắc ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp...

- Giun móc: có thể gây rối loạn tiêu hóa do viêm tá tràng; suy dinh dưỡng; thiết máu; thiết sắt; lòng bàn tay nhợt nhạt chứ không đỏ hồng hào; niêm mạc mắt nhợt...

- Giun tóc: gây suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa kiểu tiêu chảy mạn tính, đau mót rặn,buồn nôn , sa trực tràng ở trẻ suy dinh dưỡng; thiếu máu do đi tiêu phân máu vi thể...

- Giun kim: Triệu chứng quan trọng là ngứa hậu môn về đêm; trẻ hay cáu gắt, bứt rứt, mất ngủ, kích thích; rối loạn tiêu hóa: đau bụng mơ hồ, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn...
Để phòng ngừa lây nhiễm giun, bạn nên lưu ý:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên cho mọi người trong gia đình; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa, sau khi tay bị bẩn, trước, trong và sau khi chế biến thức ăn, cho người khác ăn, trước và sau khi chăm sóc bé... Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.

- Ăn chín, uống sôi. Nếu ăn rau sống phải rửa rau thật sạch. Nếu ăn các loại thịt, cá, tôm, cua... sống thì phải chắc chắn nguồn gốc của thực phẩm phải sạch.

- Để tránh nhiễm giun móc,bẹnh san la gan, giun lươn thì không đi chân không, không dùng tay không tiếp xúc với đất nhiễm bẩn, không để trẻ ở truồng...

- Tẩy giun định kỳ bằng thuốc cho cả gia đình 2 - 3 lần / năm.

Nếu nuôi chó, mèo:

- Tẩy giun cho cả chó, mèo tại trạm Thú y quận, huyện.

- Không ẵm bồng, hôn hít, ngủ chung với chó, mèo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét